U LẠC NỘI MẠC CỔ TỬ CUNG SAU SINH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM AN TOÀN | GIANG WINNIE |



Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Lạc nội mạc tử cung là vấn đề có thể xảy ra khi bạn đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng. Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khác.

Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến toàn bộ ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu. Các mô lạc nội mạc bao quanh có thể bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến bạn khó mang thai.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
Đau thắt lưng và đau bụng;
Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt;
Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;
Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
Mệt mỏi, tiêu chay, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
Đau dữ đội trong thời kì kinh nguyệt;
Đau trước và trong kì kinh;
Đau khi quan hệ tình dục;
Vô sinh
Mệt mỏi;
Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Nguyên nhân nào gây ra lạc nội mạc tử cung?

Hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng có một số tác nhân có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung.

Nguyên nhân thứ nhất có thể do sự trào ngược của kinh nguyệt, đây là sự giải thích phổ biến cho lạc nội mạc tử cung. Thay vì di chuyển ra ngoài cơ thể, máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung chảy ngược lại thông qua các ống dẫn trứng vào trong khoang chậu, khiến các tế bào này dính vào thành khung chậu và các bề mặt của các cơ quan vùng chậu. Sự tăng trưởng tế bào phôi thai là một nguyên nhân khác. Tế bào phôi tạo ra các tế bào lót trong khoang bụng và vùng chậu. Khi một hoặc nhiều vùng nhỏ của màng bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung.

Nếu bạn từng thực hiện các phẫu thuật như cắt bỏ tử cung hoặc mổ lấy thai, những vết sẹo do phẫu thuật được hình thành có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung dính vào đó, gây lạc nội mạc tử cung. Trong trường hợp các tế bào nội mạc tử cung được các mạch máu hoặc dịch mô mang đi đến các bộ phận khác của cơ thể, bạn cũng có thể bị lạc nội mạc tử cung.

Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch của bạn có vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung, gây ra lạc nội mạc tử cung. Hơn nữa, bạn có thể bị bệnh khi các tế bào vùng bụng và chậu có thể bị biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung, hay các tế bào nội mạc tử cung đã được hình thành sẵn bên ngoài tử cung khi bạn còn là thai nhi.

Những ai thường mắc phải lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là độ tuổi 30–50. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các tác nhân nguy cơ. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung, chẳng hạn như:

Chưa từng sinh con;
Có người thân (mẹ, dì hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung;
Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý nào đó;
Tiền sử viêm vùng chậu
Tử cung bất thường;
Có kinh trước 12 tuổi;
Hình dạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo làm tắc nghẽn kinh nguyệt.
Phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

Tránh quan hệ tình dục trong khi hành kinh
Rèn luyện thể thao, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh thừa cân béo phì
Vệ sinh, giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo.
Theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, nếu thấy có hiện tượng đau bụng quá nhiều trước, trong lúc hành kinh, khi gần gũi vợ chồng thường có cảm giác đau thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra sớm.
Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ

source: https://banglasemantics.net

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://banglasemantics.net/category/suc-khoe/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *