Với thế giới, sự tàn bạo bí mật của chính quyền Trung Quốc đã khó đối phó, nay sự đàn áp công khai, thẳng thừng còn khó đối phó hơn. Xóa bỏ những nỗi kinh hoàng ở Tân Cương có thể đòi hỏi phải đối đầu với công luận Trung Quốc, cũng như những nhà lãnh đạo của họ. Không rõ liệu thế giới có sẵn lòng tiến hành cuộc chiến đó hay không.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10, bộ máy nhà nước-đảng có nhiều điều để ăn mừng: một thành tích chưa từng có về phát triển kinh tế, giáo dục và đổi mới công nghệ đẳng cấp thế giới, một vị trí ngày càng nổi bật trên sân khấu thế giới. Nhưng ngay cả khi chính quyền cố gắng hết sức để đảm bảo một cuộc diễu hành mừng quốc khánh hoành tráng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế dữ dội nhất kể từ năm 1989, khi họ sát hại hàng trăm người biểu tình không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh. Ba mươi năm sau, mối quan tâm của quốc tế tập trung vào các khu vực ngoại vi của Trung Quốc: Tân Cương và Hồng Kông.
Cả hai đều là những cái gai trong mắt của ĐCSTQ, cũng như Tây Tạng, nơi một cuộc tranh cãi về việc ai sẽ kế nhiệm vị Dalai Lama lớn tuổi có thể làm bất đồng chính kiến bùng nổ trở lại, và Đài Loan, nơi mà sự ủng hộ của người dân đang gia tăng dành cho một vị tổng thống đang thách thức quan điểm của Bắc Kinh rằng hòn đảo này phải là một một phần không tách rời của Trung Quốc. Bất chấp các tuyên bố của ĐCSTQ, những thách thức này không phải là do hoạt động của các “thế lực thù địch”, “những kẻ ly khai”, hay “những tên côn đồ” khuấy động rắc rối ở các vùng lãnh thổ này. Thay vào đó, chúng xuất phát từ thực tế là khi ĐCSTQ lên nắm quyền 70 năm trước, họ không tiếp quản một Trung Quốc đồng nhất mà là một đế chế rộng lớn với nhiều dân tộc.
Trong những thập niên đầu tiên, CHND Trung Hoa ngầm thừa nhận quá khứ này và tự hào tuyên bố bản sắc của mình như một nhà nước đa sắc tộc. Nhưng giờ đây, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, ĐCSTQ đang tích cực xóa bỏ sự đa dạng về văn hóa và chính trị vốn là di sản của các thời kỳ đế quốc trước đây.
Mặc dù CHND Trung Hoa luôn tuyên truyền rằng tất cả các vùng đất và dân tộc dưới quyền kiểm soát của ĐCSTQ ngày nay đều thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại, chính triều Thanh (1636-1912) mới là người tạo dựng nên lãnh thổ hình con gà trống mà chúng ta hay dùng miêu tả Trung Quốc ngày nay. Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng đều là những khu vực do nhà Thanh chinh phục, cũng như Mông Cổ. Địa vị đặc biệt của Hồng Kông ngày nay cũng là một di sản của chính sách nhà Thanh.
Người Trung Quốc bắt đầu định cư ở Đài Loan vào đầu những năm 1600, và vào năm 1683, nhà Thanh đã đặt các thần dân Trung Quốc và người Đài Loan bản địa dưới hai loại chính quyền riêng biệt. Về phía tây, nhà Thanh chinh phục Tân Cương vào năm 1759, và đây là đỉnh điểm của một cuộc đấu tranh lâu dài với người Mông Cổ ở vùng Zunghar[1] để giành quyền thống trị ở Trung Á. Triều đình điều hành Tân Cương dưới sự cai trị lỏng lẻo của quân đội, cho phép giới tinh hoa bản địa quản lý các vấn đề địa phương. Những người định cư Trung Quốc theo sau, thuộc địa hóa một phần miền bắc Tân Cương. Tây Tạng cũng vậy, bị nhà Thanh chinh phục trong các cuộc chiến với vùng Zunghar, nhờ sự kết hợp giữa can thiệp quân sự và ngoại giao tôn giáo. Các vị lạt ma Tây Tạng và các hoàng đế nhà Thanh đã đồng ý về nguyên tắc phân chia các lãnh vực quyền lực tâm linh và thế tục giữa họ với nhau.
Hồng Kông là một trường hợp khác, nhưng nó cũng gắn với thời đế quốc nhà Thanh và, có lẽ cũng đáng ngạc nhiên, với Tân Cương. Thành phố này đã được nhà Thanh nhượng cho Anh trong Hiệp ước Nam Kinh năm 1842 chấm dứt Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất – hiệp ước đã mở cửa các cảng dọc bờ biển Trung Quốc cho thương mại với phương Tây. Thỏa thuận nổi tiếng này, được biết đến rộng rãi là một hiệp ước bất bình đẳng, rõ ràng là một trường hợp xâm lược của đế quốc Anh. Nhưng ý tưởng cho phép người nước ngoài quản lý các khu vực thương mại viễn biên như Hồng Kông và các cảng hiệp ước khác là một yếu tố tiêu chuẩn trong các chính sách của nhà Thanh. Thật vậy, người Nga đã giao dịch tại một vùng đất như vậy ở Kiakhta, tại Mông Cổ thuộc Thanh, kể từ năm 1727.
Like & Subscribe & Share Hãy bấm vào hình cái chuông 🔕 để nhận được thông báo khi có video mới
Hãy nhấn nút Đăng Ký (Subscribe) để nhận những Video mới nhất của chúng tôi, nhấn Like để ủng hộ tác giả và phát triển kênh. Chúng tôi vô cùng biết ơn việc làm đó của các bạn!
#trelangtv #tintuc #youtube
source: https://banglasemantics.net
Xem thêm các bài viết về Làm Đẹp: https://banglasemantics.net/category/lam-dep/
CS LÀ MẦM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI?
CS THẰNG NÀO CŨNG SÚC VẬT QUÁI THAI ÁC ĐỘC LƯU MANH SẢO TRÁ NHƯ NHAU
Giống giấc mông Hitler muốn bá chủ thê giới đã bị tiêu diệt năm 1945. Giấc mông Trung hoa cũng sớm bị tan nát nay mai như Hitler.